Thứ Hai, 30 tháng 3, 2009

Nhân viên mới - BTG - T.3

Hân hoan chào đón những nhân viên hợp tác với PSAĐ trong việc phục vụ bệnh nhân:
  • Bs Võ Minh Chương - CCNV 02/09
  • Bs Võ Thị Minh Thư - CCNV 03/09
  • Bs Lê Thanh Điền - CCNV 06/09
  • Bs Cao Minh Đoàn - CCNV 07/09



Chúc mọi người tìm được niềm vui và môi trường tốt trong công việc! Mong một sự cộng tác lâu dài!


Nhân viên thôi việc - T.3

Bên cạnh việc Khoa Phụ sản có nhân sự mới trong tháng này, thì cũng có nhân sự ra đi vì lý do việc riêng của cá nhân, của gia đình :
  • KT Lê Thị Dung - QĐ 04/2009

Chúc các anh chị được trọn vẹn trong vai trò mới của mình!




Nhân viên mới - cơ hữu - T.3

Hân hoan chào đón các nhân viên mới nhận việc tại Khoa. Chúc các bạn tìm được ở nơi đây môi trường làm việc tốt, và cũng mong các bạn cống hiến tài năng & trí tuệ để tay nghề các bạn ngày một cao và để khách hàng hài lòng.
  • BV Trịnh Thế Quang - CCNV 01/09
  • BV Trần Văn Sáng - CCNV 04/09
  • KT Phạm Ngọc Phụng - CCNV 05/09

Thứ Sáu, 27 tháng 3, 2009

CĐ - Báo cáo quỹ Quý 1/2009

CÔNG ĐOÀN CTY TNHH KCB NANCY
CĐCS KHOA PHỤ SẢN AN ĐÔNG

BÁO CÁO TÀI CHÁNH CÔNG ĐOÀN - QUÝ I/2009

I. KINH PHÍ:
- Thu tiền CĐ Quý I 3,888,000 đ 1% lương
- Thu tiền kinh phí Cty Quý I 6,350,400 đ 2% quỹ lương
Cộng: 10,238,400 đ

- Chi nộp lên CĐ ngành 4,085,640 đ 0.3% lương + 1% quỹ lương
Còn lại: 6,152,760 đ
II. HOẠT ĐỘNG:
1/ Chi chế độ chính sách
- Mừng sinh nhật nhân viên 1,250,000 đ (T.1: 11, T.2: 10, T.3: 4 = 25 người)
- Thăm ốm nhân viên 200,000 đ (2 người)
2/ Chi hoạt động Quỹ CĐ Ngoài quỹ CĐ
- Mua hoa lễ tổng kết 2008 300,000 đ -
- Tham gia đua thuyền thúng - 8,230,000 đ (BGĐ)
và văn nghệ chào mừng 27/2
- Tiệc mừng ngày 27/2 1,600,000 đ 5,000,000 đ (BGĐ)
2,020,000 đ Quỹ khoa
- Mua quà + Thi cắm hoa 8/3 1,974,000 đ 1,361,000 đ (NV Nam)
555,000 đ (Quỹ khoa)
Cộng: 5,324,000 đ 17,166,000 đ

III. SỐ TIỀN CÒN LẠI:
- Tồn cuối Quý I/2009 828,760 đ
- Tồn cuối Năm 2008 7,243,000 đ
Còn lại: 8,071,760 đ


TP.HCM, ngày 27 tháng 3 năm 2009
TM. BCH CĐCS

(đã ký)

BS TRƯƠNG HOÀNG THỤC VŨ
PCT CĐ


Đóng Bảo hiểm Thất nghiệp


- NLĐ đóng 1% trên mức lương đóng BHXH
- NSDLĐ đóng 1% trên mức lương đóng BHXH
- Nhà nước hỗ trợ từ ngân sách bằng 1% trên mức lương đóng BHXH

Áp dụng: từ 01/01/2009

Theo đó, hàng tháng
- NLĐ đóng 7% (BHXH: 5%, BHYT: 1%, BHTN: 1%)
- NSDLĐ đóng 18% (BHXH: 15%, BHYT: 2%, BHTN: 1%)


Thứ Hai, 23 tháng 3, 2009

TN - Kết nạp Đoàn viên mới


BCH TN tạm thời của PSAĐ đi dự Lễ kết nạp Đoàn viên mới:
  • Phan Thị Xuân Hiền
  • Bùi Thị Thu Trang
  • Nguyễn Hồng Hiệp
  • Bùi Vũ Diễm Hương
  • Nguyễn Hoàng Yến



Thứ Bảy, 21 tháng 3, 2009

Bộ câu hỏi thi tìm hiểu "Công đoàn Việt Nam 80 năm, một chặng đường lịch sử”




Bộ câu hỏi thi tìm hiểu

"Công đoàn Việt Nam – 80 năm, Một chặng đường lịch sử”

Câu hỏi 1: Đồng chí hãy cho biết, tổ chức Công đoàn Việt Nam được thành lập vào ngày, tháng, năm nào? Do ai sáng lập? Ai là Chủ tịch đầu tiên của tổ chức Công đoàn Việt Nam?


Câu hỏi 2: Đồng chí hãy cho biết từ khi thành lập đến nay Công đoàn Việt Nam đã trải qua mấy kỳ Đại hội? Mục tiêu, ý nghĩa của các kỳ Đại hội?


Câu hỏi 3: Đồng chí hãy cho biết Đại hội nào được đánh giá là Đại hội đổi mới? Theo đồng chí quan điểm “Đổi mới” đó được phát triển như thế nào ở Đại hội X Công đoàn Việt Nam?


Câu hỏi 4: Đồng chí hãy nêu quan điểm của Đảng về xây dựng giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh Công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước?


Câu hỏi 5: Đồng chí hãy cho biết chiến lược xây dựng giai cấp công nhân của tổ chức Công đoàn trong giai đoạn hiện nay? Liên hệ thực tiễn tại CĐCS nơi đồng chí sinh hoạt, công tác?


Câu hỏi 6: Đồng chí hãy viết một bài khoảng 1.500 từ cống hiến ý tưởng hay, có ý nghĩa thực tiễn cho hoạt động Công đoàn hoặc những kỷ niệm sâu sắc trong hoạt động Công đoàn của đồng chí?






Sinh hoạt KHKT tháng 3/2009

Lịch sinh hoạt KHKT tháng này:
  • Thời gian: 14g00 - 15g00
  • Ngày: Thứ Sáu 27/3/2009
  • Tại: Hội trường Giao ban - BV 7A
  • Đề tài: Thai phụ và bệnh Hạ tiểu cầu
  • BCV: Bs Tô Văn Thình - Phó khoa



Đ tài cho mọi người.


Đúng giờ nha mọi người!

Mời xem lịch SH KHKT các tháng khác trong năm 2009. Click vào đây!



Thứ Sáu, 20 tháng 3, 2009

Danh sách Hiến máu tình nguyện

"Hiến máu cứu người" là nghĩa cử cao đẹp đang dần trở thành nét đẹp văn hóa trong nếp sống của mỗi cá nhân, trong hoạt động của mỗi tổ chức và của cả cộng đồng. ....


Ủng hộ kế hoạch vận động hiến máu tình nguyện của Công đoàn ngành Y tế, ACE PSAĐ đã đăng ký được một danh sách khá khá dài. Mong là danh sách này sẽ còn dài dài hơn nữa. Dự kiến nếu đủ từ 20 người trở lên, BV TMHH sẽ sắp xếp cho xe đến PSAĐ để ACE khỏi phải đi đâu hết...


Đối tượng:
- Khỏe mạnh; cân nặng: trên 45kg
- Nam: 18 - 60 tuổi; Nữ: 18 - 55 tuổi
- Khoảng cách giữa các lần lấy máu: 3 tháng và không quá 4 lần / năm
- Không có các hành vi nguy cơ nhiễm HIV, Viêm gan siêu vi B, Viêm gan siêu vi C, Giang mai, Sốt rét


Chế độ cho người hiến máu: (40/TT-BTC; 7277/UBND-VX TP.HCM)
  • 01 phần ăn sáng trị giá 15.000 đ/người
  • Chi phí đi lại: 20.000 đ/người
  • Quà tặng trị giá tương đương:
- 50.000 đ cho người hiến máu 250ml
- 70.000 đ cho người hiến máu 350ml
- 90.000 đ cho người hiến máu 450ml



Danh sách đăng ký:
  1. Chị Nguyễn Thanh Thủy (PGĐ)
  2. Bs Trương Hoàng Thục Vũ (Sản)
  3. NHS Đào Thị Thanh Trúc (P. HS)
  4. NHS Bùi Thị Thu Trang (P. HS)
  5. NHS Nguyễn Thị Liếu (P. HS)
  6. NHS Phan Thị Minh Nguyệt (P. HS)
  7. NHS Nguyễn Thị Nhẫn (P. HS)
  8. NHS Trần Thị Thu Đông (P. HS)
  9. NHS Nguyễn Thị Mỹ Chi (P. HS)
  10. NHS Nguyễn Thị Thanh Thúy (P. HS)
  11. NHS Nguyễn Thị Hường (P. PK)
  12. NHS Hồ Thị Trang (P. HS)
  13. NHS Đặng Thị Ngọc Hòa (P. HS)
  14. HL Nguyễn Thụy Thanh Trúc (PM)
  15. NHS Lê Thị Xuân Kiều (PM)
  16. NHS Đỗ Thỵ Hoài Dung (PM)
  17. KTV Trần Đức Hiệp (PM)
  18. ...
  19. ...
  20. ...


Thứ Ba, 17 tháng 3, 2009

Đề nghị Nhân viên xuất sắc - T.02/2009

Danh sách nhân viên chuyên môn trung cấp xuất sắc tháng 01 của các bộ phận đề nghị:

  1. Nguyễn Thị Diệp
  2. Nguyễn Hồng Hiệp
  3. Ngô Nguyễn Thị Thu Hồng
  4. Trần Thị Thu Hường
  5. Nguyễn Thị Nhẫn
  6. Nguyễn Thị Thu
  7. Hà Thị Tuyết Trinh


Chỉ là danh sách đề nghị thôi nha. BĐH sẽ duyệt danh sách thưởng chính thức và thông báo vào buổi Sinh hoạt KHKT cuối tháng (27/3/2009).





Danh sách nhân viên xuất sắc tháng 01/2009
Danh sách nhân viên xuất sắc năm 2008
TB 09/08, v/v thưởng nhân viên chuyên môn trung cấp xuất sắc

Thứ Tư, 11 tháng 3, 2009

Tự kiểm tra thực hiện Pháp luật lao động




BỘ LAO ĐỘNG

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI

Độc lập Tự do Hạnh phúc

-------------

_________________________________________

Số: 02/2006/QĐ-BLĐTBXH

Hà Nội, ngày 16 tháng 02 năm 2006

QUYẾT ĐỊNH

Ban hành Quy chế sử dụng phiếu tự kiểm tra
thực hiện pháp luật lao động

BỘ TRƯỞNG BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI

Căn cứ Bộ Luật lao động ngày 23 tháng 6 năm 1994 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ Luật lao động ngày 12 tháng 4 năm 2002;

Căn cứ Luật thanh tra ngày 24 tháng 6 năm 2004;

Căn cứ Nghị định số 29/2003/NĐ-CP ngày 31 tháng 3 năm 2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

Theo đề nghị của Chánh Thanh tra Bộ,

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Quy chế sử dụng phiếu tự kiểm tra thực hiện pháp luật lao động”.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng công báo.

Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Thủ trưởng các đơn vị và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

BỘ TRƯỞNG

Nguyễn Thị Hằng


QUY CHẾ

SỬ DỤNG PHIẾU TỰ KIỂM TRA THỰC HIỆN PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG

(Ban hành kèm theo Quyết định số 02/2006/QĐ-BLĐTBXH
ngày 16 tháng 2 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)

CHƯƠNG I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Quy chế này quy định việc sử dụng Phiếu tự kiểm tra thực hiện pháp luật lao động (sau đây viết tắt là phiếu); nhiệm vụ, quyền hạn; trình tự, phương pháp ghi phiếu; phương pháp tổng hợp, thu thập thông tin ghi trong phiếu và việc báo cáo kết quả tổng hợp phiếu của các cơ quan, tổ chức, cá nhân quy định tại Điều 2 Quy chế này.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Quy chế này được áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân sau:

1. Thanh tra Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (sau đây viết tắt là Thanh tra Bộ);

2. Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (sau đây viết tắt là Giám đốc Sở), Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (sau đây viết tắt là Thanh tra Sở);

3. Thanh tra viên Nhà nước về lao động (sau đây viết tắt là thanh tra viên lao động);

4. Các tổ chức, cá nhân sử dụng lao động theo hợp đồng lao động thuộc các thành phần kinh tế, các hình thức sở hữu (sau đây viết tắt là người sử dụng lao động).

Điều 3. Phiếu tự kiểm tra thực hiện pháp luật lao động.

Hình thức và nội dung của phiếu theo mẫu ban hành kèm theo Quy chế này.

CHƯƠNG II
NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA CƠ QUAN THANH TRA
LAO ĐỘNG VÀ NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG

Điều 4. Cơ quan thanh tra lao động

Cơ quan thanh tra lao động có nhiệm vụ, quyền hạn sau:

1. Sử dụng phiếu để thu thập, đánh giá tình hình chấp hành các quy định của pháp luật lao động, tổng hợp, phân tích kết quả ghi phiếu, xử lý hoặc kiến nghị xử lý các vi phạm pháp luật lao động, từ đó xây dựng, đề xuất kế hoạch thanh tra, kiểm tra trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

2. Yêu cầu người sử dụng lao động ghi phiếu và báo cáo về việc thực hiện pháp luật lao động.

3. Trình cấp có thẩm quyền ban hành quyết định thanh tra đột xuất khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật lao động qua việc thu thập thông tin ghi trong phiếu hoặc không chấp hành việc báo cáo kết quả tự kiểm tra theo phiếu.

Điều 5. Người sử dụng lao động

Người sử dụng lao động có trách nhiệm:

1. Phối hợp với Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở hoặc đại diện người lao động tổ chức tự kiểm tra việc thực hiện pháp luật lao động và ghi kết quả vào phiếu. Khắc phục, xử lý ngay các vi phạm pháp luật lao động được phát hiện thông qua tự kiểm tra.

2. Ghi phiếu chính xác, trung thực, đầy đủ các nội dung.

3. Giải trình về kết quả ghi phiếu khi có yêu cầu của cơ quan, cá nhân có thẩm quyền.

4. Báo cáo kết quả tự kiểm tra theo phiếu.

CHƯƠNG III
PHƯƠNG PHÁP GHI PHIẾU, BÁO CÁO KẾT QUẢ GHI PHIẾU

Điều 6. Phương pháp ghi phiếu

Người sử dụng lao động căn cứ vào quy định của pháp luật lao động hiện hành và thực tế tại cơ sở để ghi đầy đủ các nội dung trong phiếu. Cách ghi cụ thể theo phụ lục ban hành kèm theo Quy chế này.

Điều 7. Báo cáo kết quả ghi phiếu

Phiếu sau khi có chữ ký của người sử dụng lao động và Ban chấp hành công đoàn hoặc đại diện người lao động (đối với những nơi chưa thành lập tổ chức công đoàn) được gửi về cơ quan thanh tra Nhà nước về lao động phát hành phiếu.

CHƯƠNG IV
TỔNG HỢP, PHÂN TÍCH THÔNG TIN VÀ BÁO CÁO
KẾT QUẢ TỔNG HỢP PHIẾU

Điều 8. Tổng hợp và phân tích thông tin trong phiếu

Các cơ quan, cá nhân có thẩm quyền quy định tại Khoản 1, 2 và 3 Điều 2 Quy chế này có trách nhiệm đôn đốc và hướng dẫn người sử dụng lao động ghi phiếu; căn cứ vào các quy định của pháp luật lao động hiện hành đối chiếu, so sánh, phân tích các thông tin ghi trong phiếu để tổng hợp, kết luận, kiến nghị, báo cáo cấp có thẩm quyền theo quy định tại Điều 9 Quy chế này.

Điều 9. Báo cáo kết quả tổng hợp phiếu

Chánh Thanh tra Sở báo cáo kết quả tổng hợp phiếu trong phạm vi địa phương với Giám đốc Sở, Trưởng vùng.

Trưởng vùng báo cáo kết quả tổng hợp phiếu với Chánh Thanh tra Bộ, Giám đốc Sở để biết và chỉ đạo việc thực hiện pháp luật lao động tại địa phương.

Chánh Thanh tra Bộ báo cáo kết quả tổng hợp phiếu trong phạm vi cả nước với Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

CHƯƠNG V
TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 10. Trách nhiệm của người sử dụng lao động, cơ quan quản lý Nhà nước về lao động và thanh tra viên lao động.

1. Đối với người sử dụng lao động: Thực hiện nghiêm chỉnh việc ghi phiếu tự kiểm tra và gửi về cơ quan thanh tra Nhà nước về lao động phát hành phiếu.

2. Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: Đôn đốc, hướng dẫn các doanh nghiệp thuộc địa phương quản lý thực hiện báo cáo kết quả tự kiểm tra; tổng hợp, báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố và Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (qua thanh tra Bộ) về tình hình chấp hành pháp luật lao động của các doanh nghiệp trên địa bàn; chỉ đạo thực hiện việc thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp.

3. Cơ quan thanh tra Nhà nước về lao động, Thanh tra viên lao động có trách nhiệm hướng dẫn các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh ghi phiếu tự kiểm tra, tổng hợp kết quả và yêu cầu các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh có biện pháp khắc phục các vi phạm pháp luật lao động; thực hiện thanh tra theo chương trình, kế hoạch và thanh tra đột xuất khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật lao động; thực hiện các biện pháp xử lý vi phạm pháp luật lao động theo quy định của pháp luật.

Điều 11. Khen thưởng - Kỷ luật

1. Khen thưởng:

Các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có sử dụng lao động theo hợp đồng lao động thực hiện tốt quy chế sử dụng phiếu tự kiểm tra, tùy theo mức độ sẽ được Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Giám đốc Sở Lao động -Thương binh và Xã hội khen thưởng.

2. Kỷ luật:

Đối với các tổ chức, cá nhân sử dụng lao động theo hợp đồng lao động cố tình không thực hiện tự kiểm tra theo Phiếu, không thực hiện việc báo cáo kịnh kỳ thì tùy theo mức độ vi phạm pháp luật lao động sẽ bị xử lý theo pháp luật.

Điều 12. Điều khoản thi hành

Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu có vướng mắc hoặc vấn đề mới phát sinh, các cơ quan Nhà nước, tổ chức, cá nhân có liên quan đề xuất kiến nghị với Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để sửa đổi, bổ sung Quy chế này cho phù hợp với thực tế và quy định hiện hành của pháp luật.






CƠ QUAN QUẢN LÝ:.......

TÊN DOANH NGHIỆP:....

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

...., ngày.... tháng... năm 200...

PHIẾU TỰ KIỂM TRA THỰC HIỆN PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG

(Ban hành kèm theo Quy chế sử dụng Phiếu tự kiểm tra thực hiện pháp luật lao động tại Quyết định số:....QĐ-LĐTBXH ngày.... tháng.... năm 2006)

1. Tên doanh nghiệp: ………………………….

2. Loại hình doanh nghiệp: …………………….. Năm thành lập:……………...

3. Trụ sở chính của doanh nghiệp (tại Việt Nam):………………………

…………………………………………………………………………..

Số Điện thoại:………………………… Fax:…………………………...

4. Lĩnh vực sản xuất kinh doanh chủ yếu…………………………………………………………………………………

5. Tổ chức Công đoàn:

Đã thành lập [ ] Chưa thành lập [ ]

Năm thành lập:………………..

I. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG

1. Các loại báo cáo định kỳ.

1.1. Khai trình, báo cáo định kỳ về tuyển dụng, sử dụng lao động với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội:

[ ] Không [ ]

1.2. Báo cáo định kỳ về công tác Bảo hộ lao động với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội:

[ ] Không [ ]

1.3. Báo cáo định kỳ về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội:

[ ] Không [ ]

2. Lao động:

2.1. Tổng số lao động có mặt đến thời điểm tự kiểm tra:………………………

Trong đó: - Lao động nữ:………………………………………. người

- Lao động chưa thành niên:………………………………….... người

- Lao động là người cao tuổi:…………………………………... người

- Lao động là người tàn tật:…………………………………... . người

- Lao động là người nước ngoài:……………………………… . người

Trong đó: + Thuộc đối tượng phải cấp giấy phép lao động:………….. người

+ Đã được cấp giấy phép lao động:………………………... người

- Lao động làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm………………………………………………….............. người

- Lao động làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động:………. người

2.2. Số lao động phải giao kết HĐLĐ:………. người

- Số lao động đã ký kết HĐLĐ:………. người , chia ra:

+ HĐLĐ không xác định thời hạn:………………….........

+ HĐLĐ có thời hạn xác định từ 12 tháng đến 36 tháng:……………...

+ HĐLĐ có thời hạn xác định từ 3 tháng đến dưới 12 tháng:……………...

+ HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định dưới 3 tháng:………

- Số lao động chưa ký HĐLĐ:…………..người, lý do:……………

- Số lao động đã được cấp sổ lao động:……………. người

2.3. Thời gian thử việc:

- Quá 60 ngày đối với lao động có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn kỹ thuật từ cao đẳng trở lên: [ ]

- Quá 30 ngày đối với lao động có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn kỹ thuật trung cấp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ: [ ]

- Quá 6 ngày đối với lao động khác: [ ]

2.4. Mất việc làm:

- Số lao động bị mất việc làm:……………. người

- Trợ cấp mất việc làm:

[ ] Không [ ]

- Báo cáo với Sở LĐTBXH trước khi cho nhiều lao động thôi việc do mất việc làm:

[ ] Không [ ]

3. Thỏa ước lao động tập thể:

Năm ký kết:……………… Đã đăng ký: [ ] Chưa đăng ký: [ ]

4. Tiền lương:

4.1. Mức lương tối thiểu DN đang áp dụng:……………….. đồng

4.2. Hình thức trả lương:

Lương thời gian [ ] Lương sản phẩm [ ] Lương khoán [ ]

4.3. Xây dựng định mức lao động:

[ ] Không [ ]

4.4. Xây dựng thang lương, bảng lương:

[ ] Không [ ]

4.5. Đăng ký thang lương, bảng lương với Sở LĐTBXH:

[ ] Không [ ]

4.6. Trả lương làm thêm giờ:

[ ] Không [ ]

Nếu có: Căn cứ để trả lương làm thêm giờ

Lương thời gian [ ] Lương SP [ ] Lương khoán [ ]

- Mức trả:

+ Ca đêm:…………………………..%

+ Ngày thường:…………………….%

+ Ngày nghỉ hàng tuần:…………….%

+ Ngày lễ, tết:………………………%

4.7. Trả lương làm đêm:

[ ] Không [ ]

Nếu có: Căn cứ để trả lương làm đêm

Lương thời gian [ ] Lương SP [ ] Lương khoán [ ]

- Mức trả:……………………%

4.8. Phạt tiền, phạt trừ lương:

[ ] Không [ ]

- Nếu có, đã phạt:………………………. trường hợp, mức phạt:……………

4.9. Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm:

[ ] Không [ ]

Nếu có, số tiền đã trích lập:……………. đồng, chiếm………..% tổng quỹ lương

4.10. Trợ cấp thôi việc:

[ ] Không [ ]

- Số lao động thôi việc:……………… người, đã trả:………………….người

4.11. Ngừng việc:

[ ] Không [ ]

Trả lương ngừng việc:

[ ] Không [ ]

5. Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi:

5.1. Làm thêm giờ:

[ ] Không [ ]

- Số giờ làm thêm cao nhất trong ngày:……….. giờ/người trong năm:…. giờ/người.

5.2. Làm đêm:

[ ] Không [ ]

5.3. Thực hiện nghỉ phép hàng năm hưởng nguyên lương.

[ ] Không [ ]

- Nếu có:

+ Lao động làm công việc bình thường:…………… ngày/năm

+ Lao động làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm:………… ngày/năm

+ Lao động làm công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm:……… ngày/năm

6. Bảo hiểm xã hội

6.1. Tổng số người thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc:………… người

- Trong đó số người đã tham gia BHXH:……………………………….. người

6.2. Tổng số tiền nợ Bảo hiểm xã hội (nếu có):………………………………

6.3. Số người được cấp sổ BHXH:……………………..............……… người

7. An toàn lao động, vệ sinh lao động:

7.1. Xây dựng kế hoạch Bảo hộ lao động hàng năm:

[ ] Không [ ] Không đầy đủ [ ]

7.2. Hội đồng Bảo hộ lao động:

[ ] Không [ ]

7.3. Số lượng cán bộ làm công tác an toàn:………………… người.

Trong đó chuyên trách:………………….. người

- Thành lập phòng hoặc bộ phận làm công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động:

[ ] Không [ ]

7.4. Số lượng cán bộ y tế chăm sóc sức khỏe:…………………… người

- Thành lập phòng y tế:

[ ] Không [ ]

7.5. Mạng lưới an toàn, vệ sinh viên:

[ ] Không [ ]

7.6. Phân định trách nhiệm quản lý của cán bộ quản lý và các bộ phận chuyên môn:

[ ] Không [ ]

7.7. Thực hiện chế độ tự kiểm tra về công tác Bảo hộ lao động tại doanh nghiệp:

[ ] Không [ ]

7.8. Tổng số các loại máy, thiết bị, vật tư, các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an lao động, vệ sinh lao động đang được sử dụng……………………………

+ Số đã kiểm định:…………………

+ Số chưa kiểm định:………………

+ Số đã đăng ký:…………………..

+ Số chưa đăng ký:………………..

7.9. Đã huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động

- Cho người sử dụng lao động và người quản lý:…………… người, chiếm tỷ lệ………..% so với tổng số phải huấn luyện.

- Cho người làm công tác an toàn vệ sinh lao động ở cơ sở:………….. người, chiếm tỷ lệ……….% so với tổng số lao động phải huấn luyện.

- Cho người lao động:……………… người, chiếm tỷ lệ………% so với tổng số lao động.

- Cấp thẻ an toàn:…………….. người, chiếm tỷ lệ……….% so với tổng số lao động thuộc diện phải cấp thẻ.

7.10. Trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân theo danh mục nghề:

[ ] Không [ ] Không đầy đủ [ ]

7.11. Xây dựng các Nội quy, quy trình vận hành các loại máy, thiết bị về các biện pháp làm việc an toàn, vệ sinh lao động đặt tại nơi làm việc:

[ ] Không [ ] Không đầy đủ [ ]

7.12. Xây dựng luận chứng về các biện pháp đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động đối với nơi làm việc của người lao động và môi trường xuang quanh:

[ ] Không [ ] Không đầy đủ [ ]

7.13. Thực hiện bồi dưỡng cho người lao động làm các công việc độc hại, nguy hiểm và đặc biệt độc hại, nguy hiểm:

Bằng hiện vật [ ] Bằng tiền [ ] Không thực hiện [ ]

7.14. Tổng số vụ tai nạn lao động:……………………………………………

- Tai nạn nhẹ:……………………… vụ

- Tai nạn nặng:…..………………… vụ

- Tai nạn chết người:………….…… vụ………………. người

- Tổng số vụ tai nạn lao động đã điều tra:……………… vụ

- Số người bị tai nạn lao động đã giám định sức khỏe:……………….. người

- Số người bị tai nạn lao động chưa giám định sức khỏe:…………….. người

- Số người bị tai nạn lao động đã bố trí trở lại làm việc:……………… người

- Số người bị tai nạn lao động chưa bố trí trở lại làm việc:…………… người

- Khai báo tai nạn lao động với Sở LĐTBXH:

[ ] Không [ ]

7.15. Đo đạc, kiểm tra môi trường tại nơi làm việc:

- Năm gần nhất:………………..

- Số mẫu đã đo:………………..

Trong đó: + Số mẫu đạt tiêu chuẩn:……………..

+ Số mẫu không đạt:…………………

- Yếu tố độc hại có tỷ lệ mẫu vượt tiêu chuẩn cho phép cao nhất là gì:………

7.16. Trang bị phương tiện, túi thuốc cấp cứu:

[ ] Không [ ] Không đầy đủ [ ]

7.17. Các biện pháp kỹ thuật nhằm cải thiện điều kiện, môi trường làm việc:

[ ] Không [ ]

7.18. Các biện pháp xử lý chất thải lỏng, rác thải công nghiệp, khí thải:

[ ] Không [ ]

7.19. Khám sức khỏe định kỳ cho người lao động:

- Năm gần nhất:…………

- Được khám:…………… người, chưa được khám:…………….. người

- Hồ sơ quản lý theo dõi sức khỏe của người lao động hàng năm:

[ ] Không [ ]

7.20. Khám phát hiện bệnh nghề nghiệp hàng năm cho người lao động:

- Được khám:………… người, chưa được khám:…………… người

- Số người mắc bệnh nghề nghiệp:…………………………. người

Trong đó:

+ Được giám định, điều trị:…………… người

+ Được cấp sổ:………….. người

+ Số người được chuyển công việc khác:……………người

8. Kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất:

8.1. Xây dựng Nội quy lao động và đăng ký Nội quy lao động với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

Năm xây dựng:…………….. Đã đăng ký [ ] Chưa đăng ký [ ]

8.2. Số vụ kỷ luật lao động (có danh sách kèm theo):………………… vụ

+ Khiển trách:…………………………………. vụ

+ Kéo dài thời hạn nâng lương không quá sáu tháng hoặc chuyển làm công việc khác có mức lương thấp hơn trong thời hạn tối đa là sáu tháng hoặc cách chức:…………. vụ

+ Sa thải:…………………………………… vụ

+ Khác:…………………………………….. vụ

8.3. Báo cáo với Sở LĐTBXH sau khi sa thải người lao động:

[ ] Không [ ]

8.4. Số vụ bồi thường trách nhiệm vật chất (có danh sách kèm theo):……………. vụ

9. Tranh chấp lao động:

9.1. Hội đồng hòa giải lao động cơ sở:

[ ] Không [ ]

- Nếu có, số lượng thành viên:…………………… người

9.2. Số vụ tranh chấp lao động:…………………… vụ

- Tranh chấp cá nhân:……………….. vụ

- Tranh chấp tập thể:……………… vụ, trong đó:

+ Hòa giải thành:………….. vụ

+ Hòa giải không thành dẫn đến đình công:……….. vụ

Báo cáo từng vụ đình công theo nội dung:

- Ngày tháng xảy ra đình công:…. giờ….. ngày…. tháng ... năm

- Số người tham gia:…………………….. người

- Lý do đình công:.................................................

- Thời gian đình công:……………………………

- Kết quả giải quyết:

10. Số vụ khiếu nại về lao động:……………… vụ

- Nguyên nhân:………………………………..

- Kết quả giải quyết:…………………………..

II. CÁC ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ VỚI CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC

…………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………

Chủ tịch Công đoàn

(Ký tên, đóng dấu)

Chủ doanh nghiệp hoặc cơ sở

(Ký tên, đóng dấu)


Phụ lục

HƯỚNG DẪN CÁCH GHI MỘT SỐ NỘI DUNG TRONG PHIẾU
TỰ KIỂM TRA THỰC HIỆN PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG

Các thông tin chung ghi tên doanh nghiệp theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

Mục 2. Loại hình doanh nghiệp: Ghi rõ hình thức sở hữu: doanh nghiệp Nhà nước, Công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài…

Mục 3. Trụ sở chính nơi doanh nghiệp đang hoạt động: Ghi địa chỉ đóng trụ sở chính của doanh nghiệp tại Việt Nam, điện thoại, fax giao dịch của doanh nghiệp.

Mục 4. Ghi những lĩnh vực sản xuất kinh doanh chủ yếu.

I. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG TẠI DOANH NGHIỆP

Mốc thời gian báo cáo: Từ 01 tháng 01 năm trước đến ngày tự kiểm tra.

Mục 2. Lao động:

Điểm 2.1. Tổng số lao động có mặt đến thời điểm kiểm tra: Tổng số lao động doanh nghiệp đang quản lý tại thời điểm kiểm tra bao gồm: Số lao động có mặt, số lao động nghỉ chế độ theo quy định và thực hiện các nghĩa vụ công dân khác (như ốm đau, thai sản, huấn luyện quân sự…).

Mục 4. Tiền lương:

Điểm 4.1. Đây là mức lương doanh nghiệp áp dụng để làm cơ sở tính lương cơ bản cho người lao động.

Điểm 4.8. Chỉ ghi các trường hợp phạt bằng tiền trừ vào lương của người lao động trong trường hợp người lao động vi phạm Nội quy lao động, quy trình sản xuất hoặc các quy định khác của doanh nghiệp. Đây không phải là các trường hợp bồi thường trách nhiệm vật chất.

Mục 5. Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi:

Điểm 5.1. Thời gian làm thêm của lao động huy động cao nhất, không tính bình quân.

Mục 6. Bảo hiểm xã hội: Tính tại thời điểm báo cáo

Mục 7. An toàn lao động, vệ sinh lao động:

Điểm 7.8. Tổng số các loại máy, thiết bị, vật tư, các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, vệ sinh lao động: Theo danh mục quy định tại Thông tư số 23/2003/TT-BLĐTBXH ngày 03/11/2003 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định, hướng dẫn thủ tục đăng ký và kiểm định các loại máy, thiết bị, vật tư, các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, vệ sinh lao động.

Điểm 7.9. Huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động:

Đối tượng thuộc diện phải cấp thẻ an toàn lao động là người lao động làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, vệ sinh lao động.

Điểm 7.14. Việc phân loại tai nạn lao động thực hiện theo Thông tư liên tịch số 14/2005/TTLT/BLĐTBXH - BYT-TLĐLĐVN ngày 08/3/2005 của liên Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Bộ Y tế - Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam hướng dẫn về khai báo và điều tra tai nạn lao động.

Điểm 7.20. Danh mục các bệnh nghề nghiệp quy định tại Thông tư liên bộ số 08/TT-LB ngày 19/5/1976 và Thông tư liên bộ số 29/TTLB ngày 25/12/1991 của liên Bộ Y tế - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam.

Mục 10. Số vụ khiếu nại về lao động:

Các vụ khiếu nại về lao động của người lao động theo quy định tại Nghị định 04/2005/NĐ-CP ngày 11/01/2005 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật lao động về khiếu nại, tố cáo về lao động.